Cách dạy trẻ mầm non học tiếng Anh thời 4.0

Trong thời đại 4.0, việc dạy và học đã có nhiều thay đổi khi có sự hỗ trợ của công nghệ. Một trong những điều mà giáo viên mầm non rất quan tâm là làm sao để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả trong thời đại công nghệ hiện nay? Cùng tìm hiểu cách dạy tiếng Anh hiệu quả thời 4.0 qua bài viết dưới đây.

1. Dạy tiếng Anh cho trẻ qua hình ảnh, âm thanh

Việc kết hợp từ vựng với hình ảnh sẽ giúp bé nhận biết và ghi nhớ tốt hơn
Việc kết hợp từ vựng với hình ảnh sẽ giúp bé nhận biết và ghi nhớ tốt hơn

Ở độ tuổi mầm non, các bé rất hứng thú với những âm thanh hay hình ảnh vui nhộn ngộ nghĩnh. Bởi vậy, giáo viên có thể dạy tiếng Anh cho trẻ qua những hình ảnh, âm thanh để giúp bé học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Với trẻ mầm non, thầy cô nên lựa chọn những hình ảnh đơn giản với các chủ đề gần gũi với bé như: màu sắc, con vật, hoa quả,… Việc kết hợp từ vựng với hình ảnh sẽ giúp bé nhận biết và ghi nhớ tốt hơn.

Ngoài ra, các thầy cô có thể cho trẻ xem các đoạn phim hoạt hình ngắn nói tiếng Anh đơn giản để trẻ vừa làm quen với tiếng Anh lại vừa hứng thú với bài học.

Bên cạnh dạy tiếng Anh bằng hình ảnh, giáo viên có thể dạy trẻ qua các bài hát tiếng Anh thiếu nhi ngộ nghĩnh. Âm nhạc không những giúp tạo hứng thú học tiếng Anh cho trẻ mà còn giúp các bé giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, các bài hát sẽ tạo cho các bé cảm giác như đang được vui chơi nên tâm lí các bé sẽ rất thoải mái để tìm hiểu những điều mới.

NHẬP MÃ TUHOC30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Tạo môi trường nói tiếng Anh cho trẻ

Trẻ luyện được cách phát âm chuẩn nhờ có môi trường giao tiếp tiếng Anh.
Trẻ luyện được cách phát âm chuẩn nhờ có môi trường giao tiếp tiếng Anh.

Để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả, một yếu tố không thể bỏ qua đó là tạo môi trường giúp trẻ nói tiếng Anh thường xuyên. Theo đó, trong các giờ học tiếng Anh, giáo viên nên tạo thói quen giao tiếp bằng tiếng Anh với trẻ.

Bên cạnh đó, một số hoạt động trên lớp như: Hoạt động ngoài trời, dã ngoại, vận động,…Thầy cô cũng có thể nói chuyện với trẻ bằng tiếng Anh để trẻ quen với ngôn ngữ này.

3. Dạy tiếng Anh cho trẻ qua các trò chơi thú vị

Trẻ mầm non rất thích tham gia các trò chơi, tuổi của các bé là muốn khám phá những điều mới và thích chơi hơn học. Bởi vậy, thay vì những tiết học ngồi một chỗ gây nhàm chán, giáo viên có thể tạo các trò chơi lồng ghép với dạy tiếng Anh để tạo hứng thú, tăng phản xạ ngôn ngữ tự nhiên cho trẻ và tạo một môi trường học tập thú vị.

Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi ngay trên bài giảng điện tử với các trò như: Giải ô chữ, nghe âm thanh đoán con vật, Hangman, nhìn hình đoán từ vựng,… Hiện nay, có rất nhiều công cụ soạn bài giảng giúp các thầy cô có thể tạo bài giảng tương tác cực thú vị. Trên các bài giảng đó, giáo viên có thể mở các hình ảnh, âm thanh, tạo các trò chơi và cho trẻ chơi ngay trên bài giảng.

Trẻ mầm non rất thích tham gia các trò chơi.
Trẻ mầm non rất thích tham gia các trò chơi.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tổ chức các trò chơi trực tiếp trong lớp học vừa giúp trẻ vận động vừa học tiếng Anh một cách vui nhộn. Một số trò chơi giáo viên có thể tổ chức trong lớp: Chiếc ghế nóng, nhảy cóc, đối mặt, truyền miệng, nhớ tranh,…

Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non là cần phân biệt rạch ròi tiếng Anh và tiếng Việt để tránh việc trẻ bị loạn ngôn ngữ. Hãy giúp trẻ phân biệt rõ ràng, không lạm dụng nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt khi dạy trẻ.

Bên cạnh đó, sau những giờ học tiếng Anh, thầy cô nên khuyến khích trẻ bằng những cách khác thay vì cho điểm. Thầy cô có thể tặng quà cho trẻ để tất cả các bé trong lớp luôn cảm thấy vui và hứng thú với các giờ học tiếng Anh.

Có thể thấy, việc dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non thời 4.0 đã có rất nhiều thay đổi so với trước đây. Thay vì sử dụng những tài liệu thiếu trực quan, sinh động, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm cho giáo dục trực tuyến để tạo bài giảng thú vị, giúp cho trẻ vừa học vừa chơi.

Bên cạnh đó, việc có thể cho trẻ xem nhiều tài liệu trực quan như: Phim hoạt hình, ảnh động, bài hát,… Sẽ giúp trẻ rất hứng thú và tiếp thu bài học một cách tự nhiên, tránh tạo áp lực cho trẻ. Nếu phụ huynh có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại comment Tuhocielts sẽ giải đáp nhé

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.