Động lực nào tạo hứng thú và thói quen học tốt tiếng Anh khi bế tắc

Học bổng hè 26 triệu tại IELTS Vietop

Bạn đang thiếu niềm tin, thiếu động lực và ngày càng lười học tiếng Anh? Trong cuộc sống sẽ có những lúc bế tắc và không muốn tiếp tục theo đuổi mục tiêu nào đó. Đặc biệt với ngôn ngữ, bạn phải học rất nhiều, rất lâu nhưng vẫn không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên đừng nản chí, hãy cùng tuhocielts.vn tìm hiểu và lấy lại động lực tạo hứng thú và thói quen học tốt tiếng Anh trong bài viết hôm nay.

Bế tắc khi học tiếng Anh
Bế tắc khi học tiếng Anh

1. Tại sao bạn thiếu động lực học tiếng Anh?

  • Học tiếng Anh một cách gượng ép.

Khi tự bắt ép mình học một cách máy móc, ngồi vào bàn, học thuộc long, bài đọc dài hàng trang, những cấu trúc ngữ pháp khô khan,…bạn sẽ dễ chán nản và khi nghĩ đến tiếng Anh bạn chỉ thấy sự gượng ép. Bạn chưa tìm thấy được niềm vui với ngôn ngữ.

  • Không thấy được lợi ích trước mắt của việc học và không áp dụng được kiến thức mình học.

Học tập rất mệt mỏi, việc quá tập trung vào học ngữ pháp tiếng Anh làm bạn cảm thấy mình không áp dụng được gì đã học trong việc cải thiện tiếng Anh, không thấy được sự tiến bộ ngay.

Nhưng học ngôn ngữ là cả một quá trình dài, hãy bỏ ra 30 phút để luyện mỗi ngày, học 5-10 từ vựng mỗi ngày sẽ giúp bạn tiến bộ, đạt được những lợi ích sau này.

NHẬP MÃ TUHOC30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Cách tạo thói quen học tiếng Anh tốt

Để không chán nản, bạn phải có một mục tiêu đủ lớn để kích thích bản thân vươn lên, nhưng cũng cần những mục tiêu nhỏ để bạn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn.

Việc chia nhỏ mục tiêu có thể thực hiện ngay trong 1 khoảng thời gian ngắn giúp bạn không còn lý do để trì hoãn. Và cứ như vậy, từng bước từng bước bạn sẽ hoàn thành mục tiêu lớn mình đặt ra.

2.1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng và khả thi 

Luôn duy trì sự tập trung sẽ giúp bạn loại bỏ sự trì hoãn. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu không đơn thuần chỉ là bạn đưa ra 1 mục đích của việc học tiếng Anh, ví dụ: Học để sử dụng tiếng Anh thành thạo, mà cần thực hiện theo các bước.

Các bước thiết lập mục tiêu

Bước 1: Bạn xác định mục tiêu học tiếng Anh lớn nhất mà bạn mong muốn đạt được

Xác định mình muốn gì

Bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:

  • Have: bạn muốn có gì? (ví dụ: 1 công việc trong một công ty đa quốc gia,…)
  • Accomplish: bạn muốn hoàn thành điều gì? (ví dụ: chinh phục được chứng chỉ IELTS 7.0,…)
  • Experience: bạn muốn trải nghiệm những gì? (ví dụ:1 chuyến du lịch châu Âu,…)
Xác định năng lực mình đang ở đâu để đạt mục tiêu và tìm cách học phùu hợp

Bạn có thể tham khảo 2 cách sau đây để xác định năng lực bản thân:

  • Cách 1: Làm các bài test trình độ trên các trang website uy tín
  • Cách 2: Với các bạn có trình độ nhất định, muốn đánh giá chính xác năng lực của mình thì các bạn có thể tham dự thi lấy các chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL,….

Xem ngay bài viết: So sánh TOEIC, TOEFL, IELTS và nên học gì tốt

Thiết lập mục tiêu dài hạn

Khi bạn đã hiểu rõ được mình muốn gì và khả năng của mình đang ở đâu, bạn sẽ xác định mục tiêu học tiếng Anh rõ ràng và khả thi cho bản thân.

Hãy viết ra mục tiêu của bạn theo cấu trúc sau:

“Tôi muốn [đạt điểm chứng chỉ/ hoàn thành khóa học/ giao tiếp ở level thành thạo với người nước ngoài,…] trong vòng [x] tháng”

Ví dụ: Tôi muốn đạt được 6.5 điểm IELTS sau 6 tháng.

Mục tiêu thiết lập phải có thời hạn, đo lường được và càng cụ thể thì bạn càng gần hơn với việc đạt được mục tiêu đó.

Bước 2: Mục tiêu dài hạn được chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn

  • Xác định lộ trình học cụ thể
  • Xác định thời hạn cho từng bước trong lộ trình

2.2. Củng cố sự tự tin bằng cách đánh dấu sự tiến bộ của bạn qua từng ngày

Bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ phải hoàn thành mỗi ngày. Điều này giúp bạn xác định rõ bạn cần làm gì mỗi ngày và theo dõi được sự tiến bộ của bản thân qua từng ngày. Mỗi sự tiến bộ chính là một thành công nhỏ giúp bạn duy trì động lực học tiếng Anh.

Sau mỗi nhiệm vụ hay mục tiêu được hoàn thành, bạn hãy đánh dấu lại từng cột mốc dù nhỏ nhất. Để những lúc bạn chùn bước hay nản lòng, bạn chỉ cần nhìn lại hành trình bạn đã cố gắng, động lực học tiếng Anh sẽ hồi sinh trong bạn.

2.3. Tạo không gian học lý tưởng

Một không gian học dễ chịu chắc chắn sẽ tiếp thêm nguồn động lực học tiếng Anh, sự hứng khởi để bạn hoàn thành mục tiêu của bạn. Điều này phụ thuộc vào tính cách và sở thích của bạn hơn so với một tiêu chuẩn cụ thể.

Câu chuyện học tiếng Anh của tôi
Câu chuyện học tiếng Anh của tôi

Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng dưới đây:

  • Viết mục tiêu học tiếng Anh ra giấy note, và dán cẩn thận ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
  • Viết những câu nói tạo động lực học tiếng Anh mà bạn tâm đắc và dán ở góc học tập.
  • Dán ảnh thần tượng ở góc học tập, đặc biệt là những người giỏi tiếng Anh và thành công.
  • Màu sắc ở không gian học tập nên là các màu sáng, màu sắc tươi sáng giúp bạn tập trung và kích thích sự sáng tạo nhiều hơn các màu tối.
  • Một không gian ngăn nắp sẽ khiến bạn tập trung hơn là một không gian bừa bộn. Bởi vậy hãy thường xuyên sắp xếp không gian học tập của mình nhé.
  • Cất khỏi tầm mắt những vật khiến bạn phân tâm: một cuốn tạp chí, một cuốn truyện tranh hay máy chơi điện tử,…
  • Đảm bảo không gian học tập của bạn luôn có đủ ánh sáng và càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.

2.4. Câu nói tạo động lực học tiếng Anh hay

Một trong cách giúp vực dậy tinh thần, động lực chính là những câu nói, đặc biệt với những câu nói tiếng Anh, bạn vừa có thể học vừa có thể tạo động lực cho mình.

  • Real success is when you believe you won’t fail. The real failure is when you believe you can’t succeed.

Thất bại thật sự chỉ bắt đầu khi bạn tin rằng mình không thể thành công, thành công thật sự bắt đầu chỉ khi bạn tin mình không thể thất bại.

  • It’s hard to turn to a new chapter of life if you keep re-reading the old ones.

Thật là khó để sang một chương đời mới. Nếu cứ lật lại những trang kí ức xa xưa cũ kỹ.

  • The best way to get rid of a bad habit is not to make friends with it at first!

Cách tốt nhất để bỏ một thói hư tật xấu là đừng dại dột làm quen với nó từ đầu.

  • The best thing when you hit bottom is that now you have only one option: Go up!

Điều hay nhất khi xuống đáy vực, là kiểu gì bạn cũng phải leo lên!

  • Don’t start something you can’t finish. Finish all things you started. That’s the secret of a fulfilling life.

Đừng bắt đầu những thứ mà bạn không thể kết thúc, và hãy kết thúc những thứ bạn đã bắt đầu. đó là bí mật sống đời viên mãn!

  • Keep your face always toward the sunshine and shadows will fall behind you.

Hãy cứ nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ phải ở lại sau lưng!

  • Fear is temporary, regret is forever, just act now!

Nỗi sợ là tạm thời, hối hận thì còn mãi. hãy hành động ngay!

  • Confidence is simply changing yourself with new positive beliefs.

Tự tin đơn giản là… tự thay đổi bản thân bằng những niềm tin mới mẻ hữu ích.

  • A hard task should be done as soon as possible. Because the longer you wait, the harder it’ll become!

Nếu việc gì khó, hãy làm nó càng sớm càng tốt. Vì đặc tính của việc khó là càng để đó, sẽ càng khó!

  • A dream will only be a dream if you just sleep all day!

Ước mơ mãi sẽ chỉ là mơ ước, nếu không hành động mỗi ngày.

3. Cách tạo niềm đam mê học tiếng Anh

Hãy vun đắp tình yêu với tiếng Anh bằng việc bắt đầu từ chính những sở thích hiện tại của bạn.

  • Đầu tiên, bạn hãy liệt kê những sở thích hay vấn đề bạn đang đặc biệt quan tâm.
  • Tiếp theo, làm những điều bạn thích cùng với tiếng Anh.
  • Và duy trì việc đó liên tục.

Ví dụ:

Bạn thích nghe nhạc, hãy nghe nhạc tiếng Anh, hát theo những bài hát mà bạn thích. Đó là những việc bạn làm mỗi khi nghe một bài hát hay.

Xem thêm các bài viết sau:
Top 16 bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em vui nhộn
Top 22 ca khúc tiếng Anh bất hủ về tình yêu hay nhất
Từ vựng tiếng Anh về âm nhạc – tổng hợp các chủ đề

Vậy hãy làm thêm một việc nữa nhé, đó là chép lại những câu hát bạn thích, tìm hiểu ngữ pháp được sử dụng, học những từ mới trong câu hát đó và hãy luyện đọc câu hát đó sao cho thật chuẩn. Bằng cách này, bạn sẽ nhớ những kiến thức một cách tự nhiên nhất.

Hoặc là:

Bạn có đam mê với ẩm thực hay nấu nướng, vậy thì bạn không thể bỏ qua show truyền hình như Masterchef.

Nếu bạn thích xem phim thì đây là danh sách những bộ phim nhất định bạn phải xem Top 10 bộ phim, series học tiếng anh hay nhất. Nếu bạn yêu thích những cuốn tiểu thuyết, gửi tặng bạn 15 cuốn sách tiếng anh dễ đọc – review sách hay. 

Và bất kỳ điều gì bạn đang quan tâm, hãy bắt đầu tìm hiểu điều đó bằng tiếng Anh.

4. Cách tạo cảm hứng để học tiếng Anh

Khi chán nản, mất động lực học tập bạn có thể tham khảo các cách tạo cảm hứng trong việc học tiếng Anh như sau:

4.1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh 

Việc bạn viết lại nhật ký mỗi ngày bằng tiếng Anh giúp bạn thực hành ngay các kiến thức vừa học, giúp bạn nhớ lâu và nhớ sâu hơn. Trong quá trình viết, bạn sẽ cố gắng tìm những cấu trúc và từ mới để diễn đạt sẽ giúp bạn học thêm được nhiều hơn.

Bên cạnh đó còn lưu lại những kỉ niệm của bản thân. Nếu lúc nào đó bạn cảm thấy chán nản, bạn có thể đọc lại những mốc mà bạn đã nỗ lực vượt qua để tin tưởng bản thân và nạp thêm động lực học tiếng Anh cho mình.

Bạn có thể dùng những kiến thức học được để kể câu chuyện của chính mình và những người xung quanh.

Nếu bạn chưa tốt ở kỹ năng viết, hãy bắt đầu bằng những cấu trúc kể chuyện đơn giản. Sau đó, khi bạn học thêm được các cấu trúc ngữ pháp mới, hãy cố gắng vận dụng để viết nhật ký mỗi ngày.

4.2. Cho đi và nhận lại

Bạn có thể tìm kiếm những người bạn đang có cùng hành trình với bạn, có cùng những trở ngại giống bạn. Khi mất động lực, những người bạn ấy sẽ bên cạnh và động viên, giúp bạn tìm lại động lực cho bản thân.

Hãy tạo cho mình một cộng đồng – nơi bạn được chia sẻ khó khăn và nhận về những lời động viên thấu đáo.

Bạn có thể rủ bạn bè mình cùng học để cùng nhau cố gắng, sát cánh và truyền cho nhau động lực học tiếng Anh. Hoặc là bạn có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng (Facebook Group, câu lạc bộ,…) có trình độ tiếng Anh ngang bằng hoặc nhỉnh hơn bạn một chút và có cùng mục đích học tiếng Anh.

4.3. Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lý do vì sao mình bắt đầu

Khi bạn chán nản và muốn bỏ cuộc Hãy nhìn lại những lí do tại sao bạn lại bắt đầu, hãy cố gắng nhớ lại:

  • Mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
  • Cuộc sống bạn đã gặp những trở ngại nào khi bạn không biết tiếng Anh.

Hãy tưởng tượng rằng:

  • Những cơ hội công việc hấp dẫn nếu bạn giỏi tiếng Anh.
  • Những ước mơ sẽ thành hiện thực nếu bạn chinh phục được tiếng Anh.
  • Những vùng đất xinh đẹp mà bạn sẽ đặt chân đến nếu bạn thành thạo tiếng Anh.

4.4. Điều quan trọng chính là thực hành

Sự thành công bao giờ cũng đến từ thực hành. Mỗi sự thực hành dù là nhỏ nhất cũng cho bạn thấy được một bước tiến bộ của bản thân. Mỗi sự tiến bộ đó chính là minh chứng để bạn them tin tưởng vào bản thân và là động lực duy trì việc học tiếng Anh của bạn

Bạn có thể biết tất cả các âm tiết trong tiếng Anh, nhưng không có nghĩa bạn giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Chỉ có thực hành mới biến những lý thuyết khô khan bạn học được thành kiến thức thật sự của bạn.

Đặc biệt với kỹ năng quan trọng nhất của tiếng Anh – Speaking thì thực hành chính là chìa khóa để bạn thành công.

Cách tạo niềm đam mê học tiếng Anh
Cách tạo niềm đam mê học tiếng Anh

2 kỹ thuật thực hành mới nhất và hiệu quả nhất để bạn thực hành ngay đó là nói đuổi và phản xạ đa chiều.

  • Kỹ thuật nói đuổi: kỹ thuật giúp bạn lắng nghe tiếng Anh, nói lặp lại và đuổi theo tốc độ của người nói.  
  • Kỹ thuật phản xạ đa chiều: là kỹ thuật giúp bạn thoát khỏi tình cảnh hiểu câu hỏi, biết từ vựng, thạo ngữ pháp nhưng mất rất nhiều thời gian suy nghĩ để đưa ra câu trả lời. 

Ai cũng sẽ có những lúc bế tắc, mất động lực nhưng đừng vì vậy mà bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do và mục tiêu mình bắt đầu để lấy lại năng lượng tiếp tục chinh phục ước mơ của mình. Tuhocielts.vn hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích đến các bạn. Chúc các bạn học tốt và có thêm động lực trong việc học tiếng Anh.

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.