Thiết kế website là gì? Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web phải biết

Giảm UP TO 40% học phí IELTS tại IELTS Vietop

Trong thời đại công nghệ số, việc sở hữu một trang web để quảng bá cho hình ảnh của các cá nhân hay tập thể đã và đang trở thành xu hướng. Vậy thiết kế website là gì? Khi thiết kế web thì chúng ta cần biết những thuật ngữ gì? Sau đây, tuhocielts.vn sẽ giúp bạn qua bài viết thiết kế website là gì? Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web phải biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thiết kế website là gì? Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web phải biết
Thiết kế website là gì? Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web phải biết

1. Thiết kế website là gì?

Thiết kế website là việc tạo ra trang thông tin điện tử chứa các nội dung được trình bày bằng phần mềm đồ họa hay lập trình để có thể truy cập qua mạng internet từ bất cứ đâu qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động,…

Xem thêm bài viết sau:

NHẬP MÃ TUHOC30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web

Dưới đây là 28 thuật ngữ chuyên ngành thiết kế web mà tuhocielts.vn đã tổng hợp cho bạn:

  1. Aligment : miêu tả sự phân loại, sắp xếp trật tự, cân bằng các yếu tố trên website để có được một bố cục hợp lý sao cho góp phần làm nên tính chặt chẽ cho website.
  2. Animation: nói đến các dịch chuyển yếu tố xuất hiện trên website bằng các kỹ thuật website. Đặc trưng của nó là các hình ảnh động, thu hút sự chú ý của người dùng. Kỹ thuật này có thể dùng cho các hiệu ứng phức tạp hơn trong việc thiết kế Website.
  3. Breadcrumb: tập hợp đường link phân cấp có chức năng báo cáo vị trí/ chuyên mục của người dùng trên website. Nó chứa những đường dẫn đến trang hiện tại từ trang chủ. Các định dạng của nó như là Home/ Chuyên mục/ Trang. Hỗ trợ định vị tốt hơn trong website, tránh nhầm lẫn.
  4. Clutter: nêu lên những website có thiết kế không hoàn hảo: sắp xếp lộn xộn, tràn lan thông tin trên cùng một trang, dẫn đến việc người xem không nắm được thông tin họ cần.
  5. Color Scheme: tập hợp những bộ sưu tập màu sắc được kết hợp với nhau tạo nên khác biệt cho website. Color Scheme khiến web có sự thống nhất trên các loại thiết bị và logo. Bạn có thể tự phối màu khác nhau để khiến trang web trở nên thu hút.
  6. Contrast: là một kỹ thuật dùng để tạo điểm nhấn và sự khác biệt giữa các yếu tố trên website. Ngoài ra, Contrast được phép sử dụng màu sắc bổ sung tạo hiển thị rõ nét và tương phản trên website. Sự khác biệt của Websitecòn bị tác động bởi hình dạng, phong cách, kiểu chữ… được tạo bởi admin.
  7. Empty state: ám chỉ về Website trống, không chứa nội dung hay thông tin nào nhưng lại đầy đủ các thiết kế theo đúng các vị trí
  8. Fixed layout: cách bố trí trên website. Fixed layout diễn tả cách bố trí các yếu tố trên trang có kích thước CỨNG, cố định không thay đổi trên các loại màn hình có kích thước khác biệt.
  9. Fluid layout: diễn tả cách bố trí các yếu tố trên trang có kích thước MỀM, có thể thay đổi trên các loại màn hình có kích thước khác biệt.
  10. Flat design: một loại ngôn ngữ thiết kế giao diện tập trung chính yếu vào sự tối giản. Tức với mục đích từ nội dung chính của trang, giảm thiểu khả năng bị phân tán bởi các kết cấu phức tạp hoặc hiệu ứng rối ren.
  11. Fold: Above the Fold nói đến phần người dùng có thể nhìn thấy trên website mà cần sử dụng bất kì hành động nào. Below the Fold tức là người dùng phải có sự tương tác website (trượt, cuộn) mới được xem nội dung
  12. Gradient: sự thay đổi về màu sắc từ tone này sang tone khác khiến website của bạn trở bắt mắt và đặc biệt nổi bật hơn so với các website khác. Khuyến khích sử dụng Gradient thay cho ảnh nền. Tránh sử dụng Gradient với thiết kế quá phức tạp và rối mắt.
  13. Grid: khung thiết kế được kết được tạo nên bởi kẻ ngang dọc giao nhau, tạo khoảng không gian được gọi là Grid – mạng lưới. Nó có chức năng gắn kết và sắp xếp các yếu tố trên website một cách gọn gàng, nhất quán.
  14. Hero image: diễn tả hình ảnh chất lượng cao, đáp ứng tiêu chí chiều rộng và phản ánh được nội dung của website. Ngoài ra có thể nó là những thông điệp xuất hiện đầu trang, mục đích truyền tải thông điệp của website đến người dùng. Ngoài ra, nó còn là nút kêu gọi hành động để người dùng sử dụng khi cần thiết
  15. Kerning: khoảng cách giữa 2 ký tự (chữ cái, số đơn lẻ). Việc điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự này giúp cải thiện mức độ dễ đọc. Kerning bao gồm hai hình thức:
    Kern chặn: kết thúc của ký tự trước là vị trí bắt đầu của ký tự sau
    Kern khoảng: là tạo nên khoảng cách tách biệt giữa các ký tự, tùy vào điều chỉnh
  16. Landing page: trang đích, mục đích kêu gọi hành động của người dùng khi truy cập vào website để mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, phụ thuộc vào mục đích của ban quản trị.
  17. Line spacing/ Leading: khoảng cách giữa mỗi dòng văn bản trên website, căn chỉnh khoảng cách khiến khách dễ đọc nhằm tạo nên tính chuyên nghiệp trong mắt người dùng. Trong thiết kế website, có 3 loại tỷ lệ thường hay được sử dụng:
    Tỷ lệ 10/12: khoảng cách dòng bằng 120% cỡ chữ
    Tỷ lệ 10/14: khoảng cách dòng lớn hơn tỷ lệ 10/12
    Tỷ lệ 10/16: khoảng cách dòng tối đa mà nhà thiết kế có thể sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ này khiến các hiệu ứng trên website không đẹp gây khó chịu cho người dùng.
  18. Media query: module mới được thêm vào trong CSS3.  Media query hiện nay đã được triển khai đầy đủ trong các trình duyệt Webkit, Firefox, Opera, IE
  19. Opacity: sự đậm nhạt của các đối tượng trên website. Khi Opacity được tăng, đối tượng được hiển thị rõ ràng, đậm nét và ngược lại. Opacity có chức năng để làm nổi bật các yếu tố được chèn thêm lên ảnh (text, ký tự)
  20. Resolution: độ phân giải – số lượng điểm ảnh trong một hình, có đơn vị là Pixel. Độ phân giải ảnh càng cao, chất lượng hình ảnh càng tốt. Độ phân giải chia ra thành 2 loại:
    DPI (dots per inch):  nó là tần suất xuất hiện của các dầu chấm mực khi in trên 1 inch. DPI được sử dụng trong quá trình in ấn thực tế
    PPI (pixels per inch): là các chỉ số Pixel được hiển thị trên 1 inch màn hình. Nói cách khác đây chính là độ phân giải được ghi trên các thiết bị điện tử có màn hình hiển thị.
  21. Responsive design: độ tương thích của website đối với các loại màn hình trên các thiết bị điện tử nhằm tạo nên sự thuận tiện cho người dùng khi có thể truy cập website bất cứ đâu.
  22. Saturation: độ bão hòa màu, vẻ tươi sáng hoặc u trầm của màu sắc các đối tượng hiển thị trên website. Sắc độ là sự sáng chói (Luminosity) hay cường độ (intensity). Hay Saturation là độ mạnh hoặc yếu của màu hiển thị.
  23. Typography: nghệ thuật sắp xếp – các từ, chữ cái, biểu tượng, khoảng cách giữa chúng đóng vai trò trong việc xác định hiệu quả truyền tải thông điệp đến người dùng. Theo khoa học, “xấu – đẹp” tạo ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng.
  24. HTML: là ngôn ngữ đánh dấu sử dụng để xây dựng các trang web và hiển thị nội dung như văn bản, hình ảnh, video và liên kết trên web và được sử dụng kết hợp với các ngôn ngữ khác cho phép nhà phát triển web thêm chức năng, chẳng hạn như CSS, PHP và JavaScript. HTML ám chỉ ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo nên trang web.
  25. Meta Tag:  thẻ HTML lưu trữ thông tin về trang web như mô tả, tác giả, bản quyền nhằm cung cấp thông tin về một trang web và nội dung của nó.
  26. Chuyển hướng 301: Chuyển hướng vĩnh viễn từ URL này sang URL khác, thường từ trang web cũ của bạn đến trang web mới dùng để chuyển hướng lưu lượng truy cập từ các trang web cũ đến các trang mới đã thay thế vị trí của chúng.
  27. Lỗi 404: Trang mà người dùng thấy khi họ cố gắng truy cập trang không tồn tại trên trang web của bạn. Lỗi 404 xuất hiện khi truy cập trang đã bị xóa hoặc họ đã nhập sai URL.
  28. Thuộc tính ALT: chỉ định văn bản thay thế hiển thị bên trong trình giữ chỗ hình ảnh trong khi trang đang tải và đóng vai trò tối ưu hóa một thiết kế web cho SEO, tuân thủ ADA và khả năng truy cập web tổng thể.
Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web
Các thuật ngữ chuyên ngành Thiết kế web

>>> Xem thêm:

Trên đây là bài viết về thiết kế website và các thuật ngữ chuyên ngành thiết kế web mà chúng tôi đã tổng hợp cho bạn. Hy vọng qua bài này, các bạn có thể vận dụng nó hiệu quả nhất trong môi trường làm việc và học tập.

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Bài viết liên quan